Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

TRIỆU CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở GIAI ĐOẠN CUỐI

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh phổ biến hiện nay, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, theo thời gian thì bệnh sẽ phát triển xấu đi. Bệnh đái tháo đường không điều trị sẽ gây tổn thương nghiêm trọng tới toàn bộ hệ thống mạch máu và thần kinh trong cơ thể. Nghiêm trọng hơn, khi bệnh đã bước vào giai đoạn cuối thì các biến chứng trở nên trầm trọng hơn, người bệnh có thể mắc cùng lúc nhiều biến chứng nặng phối hợp như suy thận, nhiễm trùng, bệnh lý thần kinh, biến chứng tim mạch… Việc điều trị nhằm giảm bớt các triệu chứng và kéo dài cuộc sống.

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối:

Triệu chứng tiểu đường giai đoạn cuối
                    Triệu chứng tiểu đường giai đoạn cuối

Bệnh thận và tiết niệu: Biến chứng thận là một trong những biến chứng chính của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, các dây thần kinh và mạch máu tới thận bị tổn thương nghiêm trọng. Chức năng lọc của thận giảm, kết hợp với nhiễm khuẩn trong đường tiết niệu, có thể khiến số lần bạn đi tiểu tăng lên, nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc có máu. Những triệu chứng này thường kèm theo sốt, ớn lạnh và đau lưng. Cuối cùng dẫn đến suy thận nặng và bạn có thể phải chạy thận nhân tạo để loại bỏ các chất thải trong cơ thể.

Liệt dạ dày: là kết quả của sự tổn thương các dây thần kinh phế vị, chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Điều này dẫn đến chậm làm rỗng dạ dày và gây ra các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn, nôn ra thức ăn không tiêu, cảm giác nhanh no, chán ăn,… Đây là một biến chứng nghiêm trọng, rất khó điều trị, nó khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn và làm bệnh thêm trầm trọng.

Bệnh thần kinh ngoại biên: Ở giai đoạn nặng, bệnh tiểu đường có thể làm hỏng toàn bộ các dây thần kinh trong cơ thế bạn. Trong đó, các dây thần kinh ở chi dưới bị thiệt hại nhiều nhất. Bạn có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng ở đôi chân như cảm giác đau đớn thường xuyên, những vết loét khó lành, thậm chí bàn chân phải cắt cụt.

Bệnh võng mạc mắt: Đường huyết tăng cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc mắt gây xuất huyết, phù nề võng mạc. Ban đầu, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như điểm mờ, chấm đen trước mắt. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, thị lực sẽ bị suy giảm trầm trọng, cuối cùng có thể dẫn đến mất thị lực hoàn hoàn và mù lòa vĩnh viễn.

Nhiễm trùng: Sức đề kháng giảm và lượng đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển. Vì vậy, ở giai đoạn nặng người bệnh tiểu đường có thể bị nhiễm trùng tại rất nhiều vị trí như trên da, răng lợi, sinh dục,…

Vấn đề tình dục: Vấn đề tình dục cũng là một trong những triệu chứng chính của tiểu đường giai đoạn cuối, gây ra bởi sự tổn thương của các dây thần kinh và mạch máu. Chúng có thể bao gồm rối loạn cương dương ở nam giới, khô âm đạo ở nữ giới, khó đạt cực khoái và suy giảm ham muốn tình dục.

Các bệnh về tim mạch: Trong giai đoạn cuối, các thành động mạch có thể bị tổn thương và xơ vữa nặng, gây ra nhiều vấn đề về tim mạch. Người bệnh có thể thường xuyên thấy đau tức ngực, mệt mỏi, khó thở và đối mặt với nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Nguyên tắc phòng ngừa bệnh tiểu đường

Tạm biệt tiểu đường
                                             Tạm biệt tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta cũng có thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường bằng cách thức hiện 6 nguyên tắc sau:

1. Đầu tư cho buổi sáng
Ăn sáng đều đặn với đa dạng nhóm thực phẩm: đạm-đường-bột-béo-vitamin-chất xơ là cách để cả nhà khỏe khoắn và kiểm soát cân nặng hợp lý.

2. Đi bộ mỗi ngày
Giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, giảm cholesterol xấu, thể lực dẻo dai, duy trì vóc dáng

3. Giảm thiểu lo lắng
Áp lực, lo lắng trong công việc, cuộc sống làm tăng gấp đôi khả năng mắc bệnh. Hãy suy nghĩ tích cực, giảm thiểu lo nghĩ hết mức có thể.

4. Giảm ăn nhanh, sống chậm hơn
Lối sống thụ động và thường xuyên ăn thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên… làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hãy hạn chế tối đa thói quen xấu này của bạn cũng như các thành viên trong gia đình bạn nhé.

5. Chơi thể thao hàng tuần
Chơi những môn thể thao yêu thích vừa giúp thư giãn vừa tăng nhạy cảm của tế bào insulin trong máu, giúp tăng tác dụng của insulin.

6. Giảm thức khuya
Những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn những người đi ngủ sớm, dù số giờ ngủ như nhau. Thay vì chỉ ngủ 6 giờ/đêm, nếu ngủ thêm 1 giờ nữa thì tình trạng kháng insulin (tình trạng cơ thể sản sinh ra insulin, nhưng không sử dụng hiệu quả, thậm chí không dùng được lượng insulin này để chuyển hóa đường thành năng lượng cần cho cơ thể) ở người đó sẽ giảm đi 9%, rất có lợi trong phòng chống bệnh tiểu đường.

Nếu thực hiện được 6 nguyên tắc trên thì chúng ta có thể tạm biệt bệnh tiểu đường hiệu quả.

Giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường

Tạm biệt tiểu đường
                           Tạm biệt tiểu đường

Thấu hiểu những lo lắng của bệnh nhân tiểu đường, Công ty Thuốc thảo dược LotuzZ đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Thuốc tiểu đường TOPPY, chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên an toàn khi sử dụng và không có bất kì tác dụng phụ nào.

Thuốc thảo dược TOPPY đã điều trị thành công cho hơn một ngàn bệnh nhân bị tiểu đường. Chúng tôi rất mong quý vị sẽ là người điều trị thành công tiếp theo bằng Thuốc tiểu đường TOPPY của Công ty Thuốc thảo dược LotuzZ.

Hãy liên hệ vào 0932.111.957 hoặc 08.223.777.00 để được các chuyên gai tiểu đường tư vấn kĩ hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts

Recent Posts

Text Widget